Cho bé ăn dặm đúng cách
Bổ sung thực phẩm phụ là một trong những biện pháp cần thiết giúp đáp ứng như cầu lớn lên của trẻ, cũng là thời kỳ trẻ chuyển từ giai đoạn bú sữa sang giai đoạn ăn dặm. Nếu cha mẹ không chăm sóc chu đáo trẻ trong giai đoạn này thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự pháp triển thể lực và trí tuệ của trẻ.
KỊP THỜI BỔ SUNG THỰC PHẨM PHỤ ĐÁP ỨNG NHU CẦU TĂNG TRƯỞNG CỦA TRẺ
Ngoài việc hấp thụ sữa mẹ và các loại sữa khác hàng ngày, trẻ có thể ăn các món ăn lỏng hoặc hơi đặc, để đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng và nhiệt lượng của trẻ, những món ăn bổ sung này được gọi là thực phẩm phụ.
Trẻ không ngừng lớn lên thì nhu cầu về nhiệt lượng và chất dinh dưỡng cũng không ngừng tăng lên. Lượng sữa mẹ mặc dù tăng nhưng vẫn không thể đáp ứng nhu cầu lớn lên của trẻ. Khi trẻ sinh được 4-6 tháng, ngoài việc tăng lượng sữa, cần tăng thêm thức ăn phụ cho trẻ, như vậy mới đáp ứng được nhu cầu lớn lên của trẻ.
Thông thường trẻ sinh ra sau 1 tháng trên cơ sở bú sữa mẹ và các loại sữa bột khác, cần bổ sung các chất dinh dưỡng khác cho trẻ. Từ đó, trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên cần bổ sung các loại thực phẩm phụ. Mục đích là bổ sung các chất dinh dưởng còn thiếu trong sữa mẹ hoặc các loại sữa khác, đồng thời cũng để trẻ có thói quen hấp thụ các loại thức ăn khác ngoài sữa, hình thành thói quen không kén ăn, ăn lệch. Trẻ có thể nhận biết các món ăn với màu sắc, mùi vị đa dạng, tạo cơ sở thúc đẩy sự phát triển nhận thức của trẻ. Trong quá trình này, có thể dần dần luyện khả năng nhai, chức năng dạ dày, thúc đẩy phát triển cơ mặt và ngôn ngữ cho trẻ.
Điều cần chú ý khi bổ sung thực phẩm phụ cho trẻ là: trẻ từ 4-6 tháng tuổi là giai đoạn thích hợp bổ sung thực phẩm phụ, nhưng không nên bắt ép trẻ ăn với số lượng nhiều.
NGUYÊN TẮC BỔ SUNG THỰC PHẨM PHỤ
*Nguyên tắc cơ bản chính là bổ sung và tăng dần dần lượng thức ăn
Đối với trẻ, thực phẩm phụ là loại thức ăn mới mà trẻ chưa từng hấp thụ, cơ thể cần có quá trình nhận biết và tiếp nhận, vì thế nên cho trẻ ăn từ từ, dần dần tăng số lượng và chủng loại món ăn. Nguyên tắc tăng thực phẩm phụ cho trẻ như sau:
Ø Từ ít đến nhiều, ví dụ lòng đỏ trứng gà, số lượng từ ¼ đến ½ quả.
Ø Từ loãng đến đặc, ví dụ nước cơm- bột- nước cháo loãng- bột- cháo đặc- cơm nát.
Ø Từ mịn đến thô, ví dụ nước rau- bột rau- rau băm- lá rau- cuộng rau.
Ø Từ thực phẩm mang thực vật đến thực phẩm mang tính động vật, ví dụ ngũ cốc- rau xanh, hoa quả- trứng, cá, thịt, gan …
Ngoài nguyên tắc kể trên, tăng thực phẩm phụ cũng nên tuân theo nguyên tắc từ một loại thực phẩm đến nhiều loại đa dạng, phong phú. Mỗi loại thực phẩm cần tăng từ ít đến nhiều. Chức năng hấp thụ, tiêu hóa của trẻ ổn định thường trải qua 7-10 ngày. Sau đó, lại bổ sung thêm một loại thức phẩm khác. Khi trẻ bị ốm hoặc thời tiết nóng bức, không nên cho trẻ ăn thực phẩm mới.
*Sử dụng thìa và bát cho bé ăn
Do trẻ chưa có thói quen nuốt thức ăn, khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, trẻ sẽ có phản xạ thè lưỡi đẩy thức ăn ra ngoài. Để bồi dưỡng kĩ năng ăn uống độc lập cho trẻ, dạy trẻ thói quen ăn dặm tốt, khi bắt dầu cho trẻ ăn dăm, người mẹ cần kiên trì dùng thìa nhỏ, cốc hoặc bát xúc cho trẻ. Khi thức ăn được đưa vào miệng trẻ, trẻ tự nhiên sẽ nuốt. Qua luyện tập, trẻ mới dần dần biết cách đón và nuốt thức ăn.
Mách nhỏ:
Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, trẻ sơ sinh và chưa đầy 1 tuổi không nên cho muối vào trong bữa ăn phụ của bé; Bữa ăn phụ của trẻ 1-3 tuổi khọng nên muối hoặc lượng ăn chính hàng ngày của bé không nên ăn nhiều quá 2g muối; Không nên cho gia vị vào bữa ăn phụ, tránh cho bé kén ăn hoặc chán ăn.
*Nên chọn lựa những thực phẩm giàu khoáng chất
Do ở cuối thai kỳ hoặc khi sinh ra trẻ chưa hấp thụ đủ chất dinh dưỡng nên xuất hiện tình trạng phát triển chậm, thiếu máu hoặc còi xương…
Vì thế, khi phối hợp với các món ăn phụ, các bà mẹ nên chọn những thực phẩm giàu chất khoáng, ví dụ bảng 2/1.
Ø Bảng 2/1 những món ăn giàu Iốt, canxi, sắt, kẽm thường gặp ( hàm lượng có trong 100g)
Hàm lượng cao |
Hàm lượng khá cao |
|
I ốt |
>20mg Tía tô, rong biển, tôm nõn, tôm khô, đậu phụ khô, trứng chim cút, trứng gà.
|
<20mg Gan dê, gan lợn, mực, thịt gà, thịt bò, cải thảo, đậu tương, ớt Đà Lạt, đậu phụ, cá chim trắng. |
Canxi |
>600mg Dầu vừng, sữa bột, tôm nõn, bột vừng đen, bơ; sữa tươi nguyên chất, bột dinh dưỡng cho trẻ em. |
<600mg Đậu phụ khô, đậu phụ, rau xanh, cải chíp, yến mạch, sữa tươi. |
Sắt |
>20mg Mộc nhĩ, dầu vừng, tiết vịt, đậu khô, tiết gà, gan vịt, gan lợn. |
<20mg Trai hến, gan dê, thịt nạc, đường đỏ, lòng đỏ trứng gà, rau dền, cải bó sôi. |
Kẽm |
>10mg Sò tươi, bột tiểu mạch, thịt hàu, hạch đào (chín). |
<10mg Gan lợn, thịt dê, nấm hương, gan vịt, thịt bò. |
*Bắt đầu tăng lượng thức ăn, chủng loại thức ăn và thời gian cho trẻ ăn dặm dành cho bé
Tăng thực phẩm phụ cho trẻ, bao gồm các khoáng chất và vitamin, cố thể tham khảo bảng 2/2
Ø Bảng 2/2, thứ tự gia tăng và chủng loại thức ăn dặm cho trẻ
Độ tuổi bắt đầu ăn dặm |
Tên các loại thực phẩm |
Số lượng tăng lên mỗi ngày |
Đầy tháng |
Dầu cá (chứa vitamin A,D) |
Tăng từ 2 giọt lên 6 giọt. |
Vitamin K1 |
Bé sinh ra sau 2 tuần đến 3 tháng, mỗi tuần uống 2mg. |
|
Nước canh, nước táo, nước nho (hoặc viên vitamin C) |
Số lượng -3 thìa cà phê (Vitamin C khoảng 25 – 50 mg). |
|
Uống vitamin B tổng hợp |
¼ - ½ viên. |
|
Viên sắt |
200mg. |
|
2- 3 tháng |
Canh rau, nước quả, nước cơm, sinh tố |
3-6 thìa canh. |
Nước canh cá hoặc cháo cá loãng |
1-2 thìa canh. |
|
4-6 tháng |
Đậu tương, cháo loãng, bột |
Từ 2 thìa canh tăng lên nữa bát nhỏ. |
Lòng đỏ trứng gà |
Từ ¼ quả tăng lên ½ quả. |
|
Các loại tiết động vật |
Cho 1 ít vào bột hoặc cháo, dùng thìa xúc cho bé ăn. |
|
Nước rau xanh – rau băm – sinh tố hoa quả |
Cho 1 ít vào bột hoặc cháo, dùng thìa xúc cho bé ăn. |
|
7-9 tháng |
Cháo bột, bột đặc |
Nửa bát đến 1 bát. |
Rau xay, khoai tây xay, cà rốt xay |
Cho 1-2 thìa canh vào trong cháo |
|
Chuối xay, táo xay |
Xúc trực tiếp cho bé ăn 1-2 thìa. |
|
Đậu phụ, các chế phẩm từ đậu |
Thử cho ăn một miếng nhỏ. |
|
Rau băm, lá rau |
Cho 3-5 thài vào cháo, bột. |
|
Cá, thịt băm, gan xay, ruốc |
Thử cho 1 thìa canh |
|
Bánh quy, bánh bao |
Một ít |
|
Trứng hấp |
1 quả |
|
10-12 tháng |
Cơm nát, mỳ, cá, thịt, miếng, gan, thực phẩm có nhân bên trong, các chế phẩm từ đậu hủ, bánh mỳ, ray xanh, nước quả, các loại rau. |
Căn cứ vào tình hình ăn uống và tiêu hóa của bé có thể sắp xếp 2-3 bữa ăn phụ hoặc 2 lần ăn điểm tâm |
Thực đơn dinh dưỡng bổ sung sữa cho mẹ cho bé sau khi chào đời.
Thế Giới Mẹ Và Bé - Nơi bạn gửi trọn niềm tin!
http://sausinh.com.vn/
Hotline: 090-666-5483/ 0909-97-91-94
Bài viết liên quan
Chọn lựa thực phẩm cho bé ăn dặm |
Ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi |
Chế biến thực phẩm ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi |
Tập cho bé ăn dặm |
Cho con bú đúng cách |
Những lưu ý khi cai sữa cho bé |