Bệnh tưa lưỡi ở trẻ em
Tưa lưỡi là do nhiễm khuẩn tràng hạt màu trắng gây nên. Viêm miệng là chỉ chứng viêm niêm mạc ở khoang miệng. Tưa lưỡi tức là trên niêm mạc khoang miệng xuất hiện vật đọng thành tảng màu trắng sữa, thường thấy ở niêm mạc gò má, lưỡi, răng, hàm trên, có thể lan tới vùng họng. Ban đầu có dạng nốt và mảng nhỏ, dần dần tạo thành mảng lớn, không dễ lau sạch. Bệnh tưa lưỡi thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Thời kỳ sơ sinh, niêm mạc của trẻ non nớt, tuyến nước bọt tiết ra ít, niêm mạc khoang miệng khô, thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Ngoài ra, do kích thích cục bộ như lau rửa khoang miệng không đúng cách hoặc ăn uống quá nóng khiến niêm mạc bị thương và nhiễm khuẩn, bình sữa và núm vú cao su không khử trùng sạch sẽ, khoang miệng không vệ sinh hoặc do các loại bệnh dẫn đến sức đề kháng của cơ thể giảm tạo điều kiện phát sinh viêm khoang miệng.
Nấm không mẫn cảm đối với thuốc kháng sinh thông thường, chữa trị tưa lưỡi bằng kháng sinh và thuốc họ Sunfat đều vô hiệu, đôi khi còn khiến nấm phát triển nhanh hơn, bệnh tình trầm trọng hơn.
Phương pháp chữa trị đúng đắn là:
- Trước tiên dùng dung dịch Sodium Bicarbonate 2% hoặc Hydrogen Peroxide 1% rửa sạch khoang miệng, rồi rửa sạch bằng tăm bông tẩm nước muối, cuối cùng dùng Methyl Violet 1% bôi vào khoang kiệng hàng ngày sớm tối mỗi buổi một lần, thông thường 2 - 3 ngày có thể chữa khỏi.
- Dùng Ketoconazole Table (là thuốc chống nấm họ Imadazole) 200mg nghiền nhỏ thành bột, thêm 20ml nước muối sinh lý chế thành dung dịch , sau đó bôi dung sịch này lên niêm mạc khoang miệng, mỗi ngày 2 - 4 lần, thông thường 2 - 3 ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt, đa số trẻ trong vòng 5 ngày có thể khỏi.
- Nghiền 50.000 đơn vị Nysfungin thành bột chia thành 4 lần, mỗi lần dùng một phần rắc trực tiếp vào khoang miệng, tạm thời không cho trẻ uống nước, để trẻ tự dùng lưỡi đảo đều, khiến thuốc tiếp xúc triệt để với niêm mạc khoang miệng. Mỗi ngày dùng 2-3 lần, sau vài ngày tưa lưỡi sẽ khỏi. Cũng có thể dùng 10ml dung dịch Nysfungin (chứa 200.000 đơn vị Nysfungin) bôi ngoài, mỗi ngày 3 - 4 lần hoặc dùng thuốc Đông y châu hoàng tán bôi lên khoang miệng.
- Trẻ ăn sữa xong nên thường xuyên lau miệng cho trẻ bằng nước ấm, khử trùng bình sữa, núm vú đúng giờ. Dụng cụ ăn uống đã dùng phải khử trùng riêng rồi rửa sạch, trước khi dùng lại khử trùng bằng đun sôi.
- Không nên dùng vải thô lau mạnh hoặc kích thích niêm mạc miệng để tránh tổn thương cục bộ, tăng viêm nhiễm. Khi cha mẹ chăm sóc con cần rửa sạch bằng xà phòng.
- Thức ăn đồ uống của trẻ bị tưa lưỡi nên là thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ và giàu đạm tăng cường cung cấp Vitamin nhóm B và vitamin C, đề phòng tưa lưỡi.
Thế Giới Mẹ Và Bé - Nơi bạn gửi trọn niềm tin!
http://sausinh.com.vn
Hotline: 090-666-5483/ 0909-97-91-94