+
Cảm nhận khách hàng
Nhận xét của chị Trần Thanh Nguyệt
Nhận xét khách hàng Trần Thanh Nguyệt sau khi sử dụng dịch vụ chăm sóc mẹ và bé tại viện, dịch vụ tắm bé, chăm sóc rốn, vệ sinh vết mổ sau sinh. Nhân viên phụ trách: Cao Trường Thiên Lý, tốt...
Nhận xét của chị Trần Thu Trang về dịch vụ tắm bé của công ty
Nhân viên tận tình, chu đáo. Dịch vụ tốt Cảm ơn Mẹ và Bé
Nhận xét của chị Thảo Trang về dịch vụ làm đẹp sau sinh của công ty
Sau 10 ngày sử dụng dịch vụ tại công ty tôi thấy vòng bụng giảm rõ. Nhân viên nhiệt tình, dễ thương.
Nhận xét của chị Thái Huỳnh Ngọc Nga về dịch vụ làm đẹp sau sinh của công ty
Sau khi sử dụng dịch vụ massage bụng sau sinh tại nhà, tôi rất hài lòng về dịch vụ của công ty, vòng bụng tôi giảm sau khi kết thúc liệu trình mang lại sự tự tin cho tôi hơn. Và nhân viên phục vụ...
Nhận xét của chị Nhữ Thị Phương Thảo về dịch vụ tắm bé của công ty
Dịch vụ chăm sóc tắm bé tốt. Tôi rất hài lòng, điều dưỡng vui vẻ, hòa đồng nhiệt tình
Nhận xét của chị Nguyễn Thị Ngọc Hạnh về dịch vụ làm đẹp sau sinh của công ty
Nhân viên nhiệt tình, chăm sóc bé chu đáo, dịch vụ tốt Chúc Thế Giới Mẹ và Bé càng ngày càng phát triển

7 điều cần lưu ý với da bé sơ sinh

Dùng đúng sản phẩm cho trẻ sơ sinh


Bất cứ sản phẩm nào tiếp xúc với làn da bé, dù trực tiếp hay gián tiếp đều cần đảm bảo chúng là sản phẩm dành cho bé sơ sinh. Làn da của bé cực kỳ nhạy cảm. Các thành phần trong kem dưỡng da người lớn sẽ làm khô, mất nước và rửa trôi hết lớp dầu bảo vệ da bé.

Tắm cách quãng

Bé sơ sinh không cần tắm hàng ngày. Trong suốt vài tuần đầu tiên, bạn nên giữ sạch sẽ cho bé bằng cách vệ sinh mỗi lần thay tã, lau rửa mặt mũi cho bé. Với bé 1 tháng, 2-3 ngày tắm một lần là hợp lý. Tắm hàng ngày sẽ làm khô da bé sơ sinh.

Chăm sóc cuống rốn

Cho đến khi cuống rốn rụng, cần tránh cho cuống rốn bị ướt. Nếu cuống rốn bị bẩn, bạn có thể dùng cồn để vệ sinh. Khi cuống rốn rụng, bạn có thể thấy có ít máu nhưng đừng lo, nên tiếp tục vệ sinh vùng này bằng nước ấm sạch. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn thấy vùng da quanh cuống rốn của con tấy đỏ.

Tránh làm da bị tổn hại mỗi lần tắm

Khi cuống rốn đã rụng thì nhớ là làn da bé vẫn rất mỏng manh và nhạy cảm. Bạn chỉ nên đổ vào chậu (bồn) tắm của bé vài ba cm nước ấm. Kiểm tra độ ấm của nước bằng cách dùng cổ tay của bạn để đảm bảo nước tắm không quá nóng. Để làn da bé không mất nước, cần tắm cho con nhanh, chỉ trong vòng 5-6 phút. Nếu dùng kem dưỡng da, chỉ bôi chúng khi da của bé còn ẩm, dùng lòng bàn tay mẹ vỗ nhẹ lên da con, chứ không chà xát.
 
Hăm

Tã bẩn và ướt sẽ kích thích làn da bé sơ sinh, gây hăm. Để ngừa hăm, nên kiểm tra tã của bé thường xuyên. Khi thay tã bẩn, nên vệ sinh vùng mông cho bé và dùng khăn mềm vỗ nhẹ cho khô rồi mới quấn tã khác. Với bé gái, nên lau từ trước ra sau để tránh nhiễm khuẩn. Nếu bé bị hăm thì kem chống hăm có thể hữu ích. Thỉnh thoảng, cho da bé được “thở” bằng cách cởi bỏ tã, để mông tiếp xúc với không khí.
 
Khi nào cần đưa đi khám

Bé nổi ban, những nốt ban phồng rộp, ngứa ngáy, đỏ, mưng mủ, rỉ nước hoặc khi bé kèm theo sốt. Chàm là một trong những dạng ban phổ biến nhất ở bé sơ sinh. Nhưng bé cũng có thể mắc bệnh có liên quan tới những nốt ban trên da như thủy đậu, sởi, chân tay miệng, herpes, chốc lở...

Bảo vệ da bé từ áo quần

Dùng nước giặt dịu nhẹ để giặt giũ những thứ tiếp xúc với làn da của bé như quần áo, chăn, gối, khăn mặt cho tới quần áo của mẹ. Bên cạnh đó, cũng nên sử dụng nước xả vải dành riêng cho quần áo của bé yêu, được kiểm định an toàn cho da, có mùi thơm dễ chịu, không nồng gắt để giúp quần áo bé luôn mềm mại thơm tho, bé thoải mái vận động. Bằng cách này, bạn sẽ hạn chế được những nguy cơ gây kích ứng da của bé.
ha sot cho tre bang nuoc
Điều dưỡng viên:LE THỊ LINH HƯƠNG

*Lưu ý: Tác dụng còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.