Các giác quan và các chức năng vận động
Các giác quan được cải thiện
Lúc mới sinh thị giác của bé còn kém phát triển. Khoảng sau 1 tháng rưỡi, bé mới có thể phân biệt được những vùng tương phản trên khuôn mặt bạn ở cự ly gần. Dần dần theo cảm nhận của bé, những trao đổi qua ánh mắt sẽ giúp bé định hình được một hình ảnh khi giao tiếp. Các giác quan của bé đang được cải thiện, bé nhận biết được nhiều thông tin mới và ghi nhận được những sắc thái khác nhau về âm thanh, mùi, vị, và cảm giác. Nhưng bé không thể lý giải. Mọi thứ bé cảm nhận chỉ đơn giản là vui hay không vui.
Cơ thể bé được thư giản
Sự thay đổi trương lực cơ của bé diễn ra theo hai cách: trương lực theo đoạn (các chi) và trương lực theo trục (đầu và lưng). Khi mới sinh, tay và chân bé gấp lại trong khi mình bé lại thẳng. Sau một thời gian, trương lực cơ cột sống mạnh lên từ trên xuống dưới và trương lực cơ các chi lại giảm đi từ dưới lên trên. Ở tháng thứ 2, cổ bé vẫn yếu nhưng hai chân lại bớt cứng hơn. Nếu sự vận động của cổ tốt, sẽ không cần thiết phải thay đổi vị trí bé nằm để kiểm soát và tránh chứng móp sọ não. Các cánh tay bé vẫn còn gấp lại, trong khi lại dễ dàng thao tác với hai chân bé khi mặc quần áo.
Cười và nói líu lo
Khi bé sẵn sàng, bé sẽ tìm cách bắt chước những cử động trên khuôn mặt bạn. Bé không chỉ nhận từ bạn sự sẵn lòng, những tiếp xúc bằng mắt, giọng nói và ngôn ngữ cơ thể mà bé còn biết tặng cho bạn những nụ cười có chú ý và những cuộc "nói chuyện" huyên thuyên, bé còn biết lôi kéo bạn những lúc bé thức để giao tiếp và để tự phát triển. Đây sẽ là giai đoạn ý thức đầu tiên về ngôn ngữ của bé.
Chức năng vận động được giải phóng
Ngày nay, người ta thường cho các bé nằm ngửa khi ngủ để giảm nguy cơ đột tử khi nằm sấp. Nhưng tư thế này cũng có những bất tiện mà mọi người ít khi đề cập đến. Bé có cảm thấy khó khăn không khi phải từ bỏ tư thế nằm trong tử cung, vận động trong môi trường nước để chuyển sang tư thế như một con côn trùng bị lật ngửa nằm trên lớp vỏ cứng và không cử động được? Chức năng vận động được thể hiện khi chúng ta giữ cho bé ngồi với lưng và vai được giữ chặt hay khi đặt bé vào một chiếc đệm ngồi mềm, é sẽ có thể chơi đùa với bàn tay mình, thậm cí còn sờ mó hoặc cầm nắm các đồ vật.
Điều Dưỡng Nguyễn Thị Bé Hà
Bài viết liên quanĐối diện với việc bé khóc |