Đối diện với việc bé khóc
Chịu đựng và bình tĩnh
Ở tháng thứ hai này, bé vẫn luôn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người thân và vì vậy cần phải can thiệp những khi bé khóc. Vấn đề là người mẹ vẫn chưa thực sự phục hồi cả về thể chất lẫn tâm lý sau khi sinh nên vẫn rất dễ tổn thương và thấy khổ sở khi nghe con khóc. Người mẹ chỉ mong muốn con hết khóc bằng cách cho bé bú mẹ hoặc ngậm vú cao su. Thường thì chỉ cần ôm bé vào lòng và rấn an bé. Nếu bé vẫn khóc, bạn phải kiểm tra xem liệu bé có đói hay không, có gặp vấn đề về ợ không, tã có bẩn không hoặc bé không quá lạnh hay quá nóng...
Phân biệt những kiểu khóc
Phải mất khoảng 2 tháng để biết được những kiểu khóc khác nhau của bé. Kiểu khóc vì đau sẽ dễ được nhậ ra nhờ vào tiếng khóc cao vút, nhưng cần phải có thời gian để nhận ra được kiểu khóc "theo thói quen" khi đói, khi buồn ngủ hay khó chịu vì tã bẩn hoặc sau khi ợ bất thường. Cố hiể được nguyên nhân bé khóc sẽ làm yên lòng các bạc cha mẹ và làm thư giản bầu không khí.. Một thái độ bất thường dai dẳng của bé cần được lưu ý. Nếu bé khóc kèm theo các triệu chứng như ăn không ngon, rối loạn giấc ngủ, không cười và không "nói chuyện" huyên thuyên, thì đây là dấu hiệu khó ở, hoặc chỉ thoáng qua hoặc sẽ là tiên lượng của một căn bệnh nào đó. Nếu bé còn có các biể hiện như nôn mửa, tiêu chảy sốt...hãy nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ.
Phản ứng theo cách khác
Có những ngày em bé của bạn khóc nhiều hơn bình thường, điều đó không có nghĩa là bé có vấn đề nếu như bé vẫn bú khỏe và không có bất kỳ triệu chứng nào bên ngoài ( không nôn, ợ tốt, thở đều và phân bình thường). Nếu bé khóc thay vì ngủ thiếp đi khi bú, khi mút núm vú cần phải tìm một giải pháp khác, hãy cố ru bé, nói thì thầm với bé những lời dịu dàng hay hãy hát một bài hát ru.
Điều Dưỡng Nguyễn Thị Bé Hà
Bài viết liên quanCác giác quan và các chức năng vận động |