Chứng đại tiện ra máu ở trẻ
Hiện tượng chảy màu từ hậu môn, cho dù là máu trong, dạng nước máu hoặc đại tiện phân đen đều gọi là đại tiện ra máu. Có trẻ trong quá trình được sinh ra đã nuốt phải máu mẹ hoặc bú máu ở vú mẹ bị nẻ dẫn đến đại tiện ra máu thì gọi là đại tiện ra máu giả. Bản thân đường tiêu hóa có thể dẩn tới đại tiện ra máu. Bệnh ở đường tiêu hóa như bệnh máu cũng dẫn đến đại tiện ra máu.
Nếu đột nhiên đại tiện ra nhiều máu thì đa số là do loét đường tiêu hóa, viêm ruột tính hoại tử, chảy máu cấp tính.
Máu lẫn trong phân và nước tiểu thì có thể là do chảy máu đường tiêu hóa trên, như chảy máu dạ dày, thực quản. máu không lẫn lộn với phân và nước tiểu hoặc chỉ là khi đại tiện có chút máu tươi thì có thể là chảy máu đường tiêu hóa dưới, như trực tràng, hậu môn...
Chảy máu lượng ít, màu không rõ trong phân nhưng đó là chảy máu ngầm, xét nghiệm là dương tính, chảy máu lượng trung bình đa số lộ ra giống như nhựa đường, khi lượng máu chảy lớn, ngoài hiện tượng phân đen còn nôn ra máu.
Nếu máu trong phân là màu đỏ tươi thì có thể là bị ruột thừa hoặc rách hậu môn tương đối lớn. Máu dạng nước có thể do viêm ruột non, thương hàn, thủng ruột, có thể đại tiện có mủ, có máu. Nếu có màng đông kiểu nước hoa quả máu đỏ thì có thể là bị lồng ruột.
Khi trẻ đại tiện ra máu, phải chú ý xem có triệu chứng gì khác biệt không. Nếu sau khi đi đại tiện bị hạ huyết áp, choáng, đổ mồ hôi trộm, chân tay lnh5, ngón tay tím, toàn thân rã rời, không đo được huyết áp, thì là biểu hiện của choáng loét đường tiêu hóa. Nếu đồng thời sốt cao, sợ hãi, hôn mê thì bị chứng máu độc nặng, đồng thời đi tiểu ít, thậm chí không đi tiểu, niêm mạc da và khoang miệng chảy máu thì có thể là bị vi khuẩn độc tính, thương hàn, thủng ruột, bệnh dịch chảy máu đông, phải lập tức cấp cứu. nếu toàn thân chảy máu, da có chỗ chảy máu thường gặp ở hắc lào tính dị ứng. Ngoài ra, còn có một số bệnh về máu, như thiếu máu mang tính trở ngại tái sinh, bệnh máu trắng...Thông thường đều có chẩn đoán ban đầu là đại tiện ra máu. Khi đại tiện ra máu kèm đau bụng, nôn, bụng trương có thể bị lồng ruột, xoắn ruột, tắc ruột...hiện tượng gan, lá lách phù to và nôn ra máu có thể do xơ cứng gan, huyết áp tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch thực quản cong hoặc rách cũng là bệnh nghiêm trọng phải kịp thời cấp cứu.
Đối với trẻ bị bệnh, các bậc phụ huynh phải quan sát kỹ lưỡng, màu sắc và tình trạng của máu trong phân phải xem trẻ có sốt, đau bụng, có bị nôn không và các bộ phận khác có bị chảy máu không. Khi đưa trẻ đến bệnh viện chữa trị phải chú ý nói bác sỹ những tình trạng trên để chẩn đoán kịp thời, chính xác.
Thế Giới Mẹ Và Bé - Nơi bạn gửi trọn niềm tin!
http://sausinh.com.vn/
Hotline: 090-666-5483/ 0909-97-91-94
Trẻ đau bụng |