Bệnh tiểu đường ở trẻ em
Bệnh tiểu đường là do cơ thể tiết hormon isulin không đủ, dẫn đến việc phải tiết hormon thay thế, chủ yếu là đường, mỡ, protein thay thế, làm lượng glocu trong máu cao. Bệnh tiểu đường có thể chia thành 2 loại: loại 1 do tụy không tiết isulin và đề kháng isulin. Tỷ lệ trẻ em bị mắc bệnh tiểu đường chiếm khoảng 5% tổng số bệnh nhân tiểu đường. Phần lớn trẻ em mắc bệnh iểu đường loại 1. Nguyên nhân của bệnh tiểu đường đến nay vẫn chưa rõ ràng. Bệnh loại 1 có thể liên quan đến di truyền, hệ miện dịch của cơ thể,...
Trẻ nhỏ bị tiểu đường tập trung nhiều vào hai độ tuổi 5-6 và 11-12. Tỷ lệ trẻ 5-6 tuổi phát bệnh tăng cao, có khả năng liên quan đến việc bắt đầu đi học và tiếp xúc với thế giới bên ngoài, dễ nảy sinh bệnh truyền nhiễm. Việc phát bệnh tăng cao ở độ tuổi 11-12 lại có liên quan đến tố chất trong thời kỳ dậy thì chống lại isulin.
Biểu hiện lâm sàng:
- Triệu chứng nặng: khoảng 1/3 trẻ trước khi bị bệnh đều có triệu chứng sốt hoặc mắc một số bệnh truyền nhiễm nào đó. Trẻ uống nhiều nước, đi tiểu nhiều không kiểm soát được, biểu hiện ăn ít, buồn nôn, bụng đau, khớp và cơ bắp đau, lâu dần sẽ dẫn đến mất nhiều nước và trúng độc, thần kinh suy nhược, thậm chí rơi vào trạng thái hôn mê.
- Trẻ gầy, ăn nhiều, uống nước, đi tiểu nhiều. Một số trẻ bị bệnh đái đường ăn uống bình thường hoặc hơi ít, nhưng trọng lượng giảm hoặc gầy tương đối nhanh. Trẻ bị bệnh ban đêm đi tiểu nhiều, hoặc bỗng dưng có hiện tượng đái dầm.
- Trẻ mắc bệnh đái đường, nếu không sớm chẩn đoán và kịp thời chữa trị có thể sẽ kém phát triển về vóc dáng và trí tuệ, ở giai đoạn muộn có thể mắc bệnh đục thủy tinh thể, thị lực kém, thậm chí mù cả hai mắt.
- Da nổi mục nhọt, ngay cả vào mùa mát mẻ.
Các bậc cha mẹ nên nhận thức rõ bệnh đái đường tồn tại suốt cuộc đời. Phải giúp trẻ khắc phục những khó khăn, dạy trẻ cách uống thuốc và ăn uống hằng ngày, dần dần nâng cao khả năng tự lo cho bản thân. Trẻ có thể tham gia các hoạt động bình thường như học tập, vận động và chơi, nhưng chú ý không để bị đói, tránh hạ đường huyết. Phòng tránh mắc các bệnh truyền nhiễm, tránh để các giấy tờ cần thiết để nếu có bất trắc xảy ra còn có thể cứu chữa kịp thời.
Đảm bảo nguyên tắc ăn uống để có thể giữ được trọng lượng cơ thể bình thường, duy trì đường huyết.
Nhiệt lượng cần thiết hàng ngày :4184 kilo Jun + (tuổi x 0,29 - 0,42)
Trong đó, trẻ dưới 3 tuổi thì dùng ở mức 0,42 còn trẻ từ 10 tuổi trở lên thì dùng mức 0,29. Nhiệt lượng được phân phối như sau: lượng đường chiếm 50%, abumin 20%, chất béo 30%. Chia làm 3 bữa, sáng 1/5, trưa 2/5, chiều 2/5. Hạn chế ăn uống những chất có đường, tăng cường ăn nhiều chất xơ như rau, củ, đồng thời nên có chế độ ăn uống hợp lý và đúng giờ.
Khi chẩn đoán là trẻ bị bệnh đái đường, cần phải chữa trị cẩn thận theo chỉ dẩn của bác sĩ. Việc chữa trị phải đạt được những mục đích sau:
- Khống chế triệu chứng đái đường, tránh để xảy ra hiện tượng hạ đường huyết.
- Chú ý vấn đề dinh dưỡng để trọng lượng cơ thể trở lại bình thường, sinh trưởng phát triển đạt đượng mức bình thường.
- Làm cho tỉ lệ biến chứng về huyết quản và hệ thống thần kinh giảm ở mức thấp nhất.
- Hai tiếng sau khi ăn, đường huyết phải ở mức 11,2/lít, đường trong nước tiểu là + + trở xuống.
Isulin được chia thành 3 loại: loại hiệu quả ngắn (tác dụng kéo dài 6-8 tiếng) Isulin trung hạn (tác dụng kéo dài 18-24 tiếng). Isulin dàu hạn rất ít được sử dụng cho trẻ em. Trẻ em bị đái tháo đường suốt đời phải tiêm isulin, dùng lượng tuốc hợp lý trong quá trình nằm viện, sau khi về nhà thì cha mẹ đảm nhiệm, đồng thời thường xuyên kiểm tra lượng đường trong nước tiểu bằng cách lấy giấy để thử.
Cứ 2 đến 3 ngày điều chỉnh lượng isulin một lần dựa theo kết quả kiểm tra lượng đường trong nước tiểu.
Lượng isulin cần thiết có thể điều chỉnh dựa vào bệnh tình, tuổ tác...như dưới 2 tuổi thì dùng 0,5 đơn vị/1kg trọng lượng, tăng dần theo độ tuổi.
Thế Giới Mẹ Và Bé - Nơi bạn gửi trọn niềm tin!
http://sausinh.com.vn/
Hotline: 090-666-5483/ 0909-97-91-94