+
Cảm nhận khách hàng
Nhận xét của chị Trần Thanh Nguyệt
Nhận xét khách hàng Trần Thanh Nguyệt sau khi sử dụng dịch vụ chăm sóc mẹ và bé tại viện, dịch vụ tắm bé, chăm sóc rốn, vệ sinh vết mổ sau sinh. Nhân viên phụ trách: Cao Trường Thiên Lý, tốt...
Nhận xét của chị Trần Thu Trang về dịch vụ tắm bé của công ty
Nhân viên tận tình, chu đáo. Dịch vụ tốt Cảm ơn Mẹ và Bé
Nhận xét của chị Thảo Trang về dịch vụ làm đẹp sau sinh của công ty
Sau 10 ngày sử dụng dịch vụ tại công ty tôi thấy vòng bụng giảm rõ. Nhân viên nhiệt tình, dễ thương.
Nhận xét của chị Thái Huỳnh Ngọc Nga về dịch vụ làm đẹp sau sinh của công ty
Sau khi sử dụng dịch vụ massage bụng sau sinh tại nhà, tôi rất hài lòng về dịch vụ của công ty, vòng bụng tôi giảm sau khi kết thúc liệu trình mang lại sự tự tin cho tôi hơn. Và nhân viên phục vụ...
Nhận xét của chị Nhữ Thị Phương Thảo về dịch vụ tắm bé của công ty
Dịch vụ chăm sóc tắm bé tốt. Tôi rất hài lòng, điều dưỡng vui vẻ, hòa đồng nhiệt tình
Nhận xét của chị Nguyễn Thị Ngọc Hạnh về dịch vụ làm đẹp sau sinh của công ty
Nhân viên nhiệt tình, chăm sóc bé chu đáo, dịch vụ tốt Chúc Thế Giới Mẹ và Bé càng ngày càng phát triển

Bệnh bạch hầu ở trẻ em.

Bạch hầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, lây theo đường hô hấp, gây tổn thương chủ yếu ở vòm hầu, họng, thanh quản, mũi, đôi khi ở da và các vùng niêm mạc khác... Đặc điểm nổi bật của bệnh là có những màng giả xuất hiện ở chỗ nhiễm khuẩn.

Bệnh bạch hầu do vi khuẩn bạch hầu có tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae gây ra. Corynebacterium diphtheriae xâm nhập qua đường mũi, miệng, phát triển ở niêm mạc đường hô hấp trên, tiết ra ngoại độc tố, vào máu và phát tán đến các cơ quan, chính là tác nhân gây bệnh. Ngoại độc tố bạch hầu gây hủy hoại mô tại chỗ, hoặc tác động xa lên cơ tim, thần kinh ngoại biên và thận.

Vi khuẩn gây bệnh lây truyền qua việc tiếp xúc với chất tiết từ đường hô hấp, hoặc với những đồ vật dính chất bài tiết từ chỗ tổn thương của người bị nhiễm khuẩn khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn (ít khi kéo dài hơn 4 tuần, hiếm khi vi khuẩn mạn tính kéo dài trên 6 tháng).

Nếu người mẹ đã có miễn dịch thì đứa con mới sinh ra của họ có được miễn dịch tương đối do mẹ truyền cho. Đây là miễn dịch thụ động và thường sẽ mất đi trước 6 tháng. Trẻ em chưa có miễn dịch, trẻ dưới một tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh bạch hầu.

Bệnh bạch hầu có các thể sau:

Bạch hầu họng: Bệnh nhân sốt nhẹ, mệt mỏi và đau họng. Trẻ quấy khóc, da xanh, kém ăn, bỏ bú, buồn nôn, ói mửa, nuốt đau. Điển hình nhất là giả màng màu xám trắng, thường nằm trên bề mặt amiđan, sau đó lan ra xung quanh tới lưỡi gà, vòm họng, hầu, mũi, thanh quản. Giả màng dính chặt vào các mô bên dưới, khi ta cố bóc tách sẽ gây chảy máu; khi bỏ vào nước không tan. Hai bên cổ trẻ phù nề làm cổ bạnh ra, hạch quanh cổ sưng nhẹ và đau, hơi thở có mùi hôi, viêm hạch và sưng cổ. Chỉ cần khám phát hiện được giả màng là phải điều trị bạch hầu ngay.

bệnh bạch hầu ở trẻ em

Bạch hầu thanh quản: Thường thứ phát sau bệnh hầu họng, bệnh nhân sốt nhẹ, khàn tiếng (100%), ho khan, nói giọng khàn, nặng dần tới mức mất tiếng. Khó thở tăng dần, thở rít, lõm ngực, khi giả màng lan xuống khí quản kèm phù nề sẽ gây tắc nghẽn đường thở, trẻ vật vã, đổ mồ hôi, tím tái. Nếu không mở khí quản kịp thời, trẻ sẽ tử vong vì ngạt thở.

Bạch hầu ác tính: Là thể bệnh trầm trọng nhất, biểu hiện ồ ạt hơn các bệnh khác. Bệnh nhân nhanh chóng bị nhiễm độc nặng với biểu hiện: sốt cao, mạch nhanh, huyết áp tụt, tím tái. Thường các giả màng lan nhanh từ amidan qua vòm hầu lên vùng sau mũi, đến tận hai lỗ mũi. Các hạch quanh cổ sưng to, phù nề, tạo ra vẻ "cổ bạnh" điển hình. Bệnh nhân bị chảy máu miệng, mũi, da. Biến chứng trên xảy ra sớm chỉ sau vài ngày. Hơn một nửa bệnh nhân bị bệnh bạch hầu ác tính tử vong mặc dù được điều trị.

Ngoài những thể thường gặp trên, bệnh bạch hầu còn xuất hiện ở các cơ quan khác như mũi, da, lỗ tai, kết mạc, âm đạo; thường biểu hiện nhẹ, ít xảy ra tình trạng nhiễm độc.

Bạch hầu là một bệnh nguy hiểm nên bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng. Hai biến chứng nổi bật của bạch hầu là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh; ít gặp hơn là hoại tử ống thận cấp gây suy thận, viêm phổi, viêm nội tâm mạc...

Điều trị và phòng bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu được điều trị càng sớm càng tốt, vì nếu phát hiện và điều trị muộn thì nguy cơ tử vong sẽ cao. Điều trị phải toàn diện, trung hòa độc tố bạch hầu phối hợp với kháng sinh diệt khuẩn, phát hiện ngăn ngừa các biến chứng, chống tái phát, chống bội nhiễm và chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Những trường hợp khó thở, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để mở khí quản.

bệnh bạch hầu ở trẻ em

Bệnh bạch hầu có thể dự phòng hiệu quả bởi văccin “5 trong 1”. Hiện nay, văccin “5 trong 1” phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ (Hib) sẽ được tiêm miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi theo lịch: trẻ 2 tháng tuổi tiêm mũi 1, 3 tháng tuổi tiêm mũi 2 và 4 tháng tuổi tiêm mũi 3. Do bệnh có khả năng lây nhiễm cao nên những trường hợp mắc bệnh bạch hầu cần được cánh ly với mọi người và các thành viên trong gia đình.

Biện pháp chung:

Chủ động, nhanh chóng khai báo cho các cơ sở y tế gần nhất nếu phát hiện thấy các trường hợp mắc bệnh hoặc có triệu chứng nghi ngờ.

Cần thiết phải đưa người bệnh đến khám, điều trị và cách ly tại ở các bệnh viện lây, nhất là khi đã có chẩn đoán bằng các xét nghiệm.

bệnh bạch hầu ở trẻ em

Điều quan trọng nhất là phải kịp thời phát hiện, điều trị sớm và đúng cách, tránh các biến chứng và tử vong.

Phải dùng huyết thanh chống bạch hầu ngay từ ngày đầu tiên của bệnh (trước ngày thứ 6)

Bắt buộc phải tẩy uế trong thời kỳ phát bệnh và thời kì khỏi bệnh, năng rửa cổ họng cho người bệnh.

Những người tiếp xúc với người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được làm xét nghiệm 2 lần cách nhau 1,2 ngày. Nếu có kết quả dương tính, phải chú ý theo dõi và đưa đến khám nếu có triệu chứng nghi ngờ trong vòng 7 ngày kể từ khi đưa bệnh nhân vào viện.

Tích cực vệ sinh môi trường, xung quanh nhà ở, lớp học, đảm bảo môi trường thông thoáng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ.

Tắm bé bằng nước thuốc Amibebe giúp tăng đề kháng

Tắm bé bằng Amibebe giúp tăng đề kháng, đẩy lùi bệnh bạch hầu

Vào mùa đông nên giữ ấm, vệ sinh cổ họng cho trẻ. Có thể họp nhóm các bà mẹ cùng nhau trao đổi thảo luận các vấn đề về sức khỏe của trẻ, tìm hiểu các triệu chứng sớm và cách phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm hay gặp và nguy hiểm của trẻ như bạch hầu, bại liệt, ho gà, cúm, sởi…

bệnh bạch hầu ở trẻ em

Phòng bệnh đặc hiệu:

Biện pháp hiệu quả nhất là tạo miễn dịch chủ động. Đưa trẻ < 1 tuổi đến các trạm y tế, trung tâm y tế, y tế dự phòng để được tiêm phòng vaccintheo đúng lịch chương trình tiêm chủng mở rộng.

Những người tiếp xúc với người bệnh và chưa bao giờ tiêm vaccine cần được tiêm huyết thanh kháng độc. Miễn dịch thụ động xuất hiện ngay, nhưng chỉ tồn tại nhất thời, không quá 20 ngày. Chỉ tiêm huyết thanh không thì không đủ, vì sau 3 tuần lễ trẻ em có thể bị lây bởi người bệnh đã khỏi nhưng còn mang vi khuẩn.Cho nên phải phối hợp huyết thanh và giải độc tố.

Thế Giới Mẹ Và Bé - Nơi bạn gửi trọn niềm tin!
http://sausinh.com.vn
Hotline: 090-666-5483/ 0909-97-91-94

 

                                                                                                                  

Bài viết liên quan
Bệnh hắc lào ở trẻ em
Bong gân ở trẻ em, triệu chứng và cách xử trí.
Bé bị lở miệng - Nguyên nhân và cách khắc phục
Dấu hiệu chứng tỏ trẻ sơ sinh đang bị bệnh
Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

*Lưu ý: Tác dụng còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.