Bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh này lây nhiễm chủ yếu thông qua đường hô hấp, khoang miệng hoặc đườngtiêu hóa, gặp nhiều ở trẻ dưới 3 tuổi, mùa phát bệnh chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 7. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là khoang miệng và họng đau, chán ăn và sốt nhẹ, cũng có thể không sốt. Trong khoang miệng có thể thấy mụn nước nhỏ rải rác, mụn nước nhỏ sau đó sẽ hình thành vết loét mông, bạch hạch cục bộ, đa số không phình ta. Mụn trên da có thể trước tiên là mẫn những nốt phát ban, sau chuyển thành mụn nước, hình tròn hoặc hình bầu dục tương đối cứng, mụn trên da đa số ở chân tay, bàn tay, châ và mông, thỉnh thoảng thấy ở trên mình, số mụn ở trên da ít thì vài cái, nhiều thì mấy chục cái, thông thường quá trình mắc bệnh ngắn và nhẹ, đa số khoảng 1 tuần là khỏi, mụn trên da không để lại sẹo, hoặc sắc tố đậm, cần phòng chống lây nhiễm tiếp theo.
Tính lây nhiễm của bệnh tay chân miệng, cao, có thể thông qua ho, hắt hơi bắn nước bọt, truyền nhiễm qua đường hô hấp, cũng có thể truyền nhiễm qua dụng cụ ăn uống, đồ dùng của người bệnh, rất dễ tạo thành dịch bệnh. Chỉ cần ở nhà trẻ có một trẻ phát bệnh thì trong vòng vài ngày đa số trẻ đều không thể tránh khỏi, cho nên phải đặcbiệt chú ý đề phòng.
Điểm quan trọng của việc đề phòng bệnh tay chân miệng là nghiêm khắc khống chế trẻ khỏe mạnh tiếp xúc với trẻ bệnh. Trong vườn trẻ khi phát hiện thấy trẻ mắc bệnh cần cách ly tập thể, thời gian cách ly từ khi phát bệnh không ít hơn 10 ngày, đồng thời làm tốt việc thông gió trong phòng, chăm phơi chăn gối, khử độc đồ chơi, dụng cụ ăn uống, đồ dùng.
Về mặt trị liệu, cần chú ý nghỉ ngơi, chăm sóc và xử lý theo triệu chứng. Đối với trẻ đã mắc bệnh này, có thể dùng thuốc chống virus như RIbavirin để chữa trị. Thuốc Đông y chú trọng thanh nhiệt giải độc. Khi sốt nên tăng cường nghỉ ngơi, nếu miệng đau không thể ăn thì có thể uống nhiều nước và đồ ăn dạng lỏng. Cần giữ gìn móng tay, da, trang phục, chăn gối sạch sẽ, tránh mụn nước bị vỡ gây nhiễm khuẩn. Đối với trẻ mác bệnh loét khoang miệng tương đối nghiêm trọng có thể dùng thuốc xịt hoặc bôi dầu can túc hoàng liên. Dầu can túc Hoàng liên có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, làm se vết loét, hàng ngày có thể bôi 2 -3 lần, mỗi lần một ít. Đối với trẻ mắc bệnh vì loét miệng mà ảnh hưởng đến việc ăn uống, có thể tẩm bổ thích hợp để duy trì nhu cầu sinh lý bình thường. Đối với vị trí lây mụn nước cần chú ý làm sạch, hàng ngày rửa sạch bằng nước ấm để tránh lây nhiễm.
Điều dưỡng viên: Bé Hà - Thế giới Mẹ và Bé