Hai môi nhỏ dính liền ở bé gái
Khi môi bé của trẻ bị dính vào nhau thì việc vệ sinh bên trong vùng kín càng khó, do hai môi bé bị dính một phần, lỗ tiểu bị che khuất chỉ còn một khoảng trống nhỏ nên một lượng nước tiểu có thể bị giữ lại phía trong hai môi bé và trẻ có thể bị kích ứng hay viêm nhiễm đường tiểu, đường tiết niệu, viêm âm đạo, thậm chí khiến sau này bé bị vô sinh.
Ngoài ra, nếu môi bé không được tách ra, âm đạo bị che kín, khi trưởng thành, những người bị dị tật này không thể quan hệ tình dục được.
1. Biểu hiện của dính âm hộ (dính môi bé)
Hai "môi nhỏ" là phần bọc phía trên của âm vật. Bình thường thì hai môi bé tách biệt nhau tạo ra khoảng trống ở giữa. Nhưng ở một số bé gái thì hai môi bé lại dính vào nhau chỉ để ra một khoảng trống nhỏ giữa chúng thậm chí trong một số trường hợp hầu như bịt kín. Hai môi nhỏ dính với nhau bằng một màng mỏng thường là bắt đầu từ phía sau gần với hậu môn sau đó tiến tới lỗ tiểu, âm đạo có thể bị che khuất hoàn toàn. Hiện tượng này được gọi là dính âm hộ.
Nếu không quan sát kỹ người lớn sẽ khó phát hiện trẻ bị dính âm hộ bởi trẻ không có biểu hiện gì bất thường. Các bé vẫn có thể tiểu tiện vì tuy dính nhau nhưng hai môi vẫn có hở một lỗ nhỏ, tuy nhiên, nước tiểu không thành dòng như bình thường mà có thể chẽ ra các tia.
Dính âm hộ thường xảy ra ở trẻ gái từ 3 tháng đến 6 tuổi.
2. Nguyên nhân của dính âm hộ (dính môi bé)
Sau sinh từ 3-6 tháng, nồng độ oestrogen trong máu của bé đã xuống thấp và lúc này hai môi bé của bé gái có khả năng bị dính vào nhau. Đây không phải là một bệnh bẩm sinh mà thường do các viêm nhiễm tại chỗ gây ra, có thể vì mẹ vệ sinh cho bé không đúng cách hoặc trẻ bị đóng bỉm quá lâu mà không được thay, rửa. Hăm tã, viêm nhiễm hoặc kích ứng bởi những hóa chất có trong xà phòng hay sữa tắm là nguyên nhân khiến trẻ bị dính môi bé.
Để tránh gây kích ứng cho trẻ, mẹ nên sử dụng nước thảo dược hoặc các sản phẩm chiết xuất thiên nhiên để tắm cho bé.
3. Những vấn đề có thể xảy ra khi trẻ bị dính âm hộ (dính môi bé)
Những vấn đề gì có thể xảy ra?
- Nhiều trẻ bị dính môi bé gặp rắc rối khi đi tiểu do còn một lượng nước tiểu không qua được chỗ dính và đọng lại bên trong âm đạo và sẽ chảy ra muộn sau khi bé đã ra khỏi nhà vệ sinh gây ướt quần do vậy dễ gây nhầm lẫn với đi tiểu không tự chủ.
- Khi môi bé bị dính vào nhau thì việc vệ sinh bên trong vùng kín càng khó, do hai môi bé bị dính một phần, lỗ tiểu bị che khuất chỉ còn một khoảng trống nhỏ nên một lượng nước tiểu có thể bị giữ lại phía trong hai môi bé và trẻ có thể bị kích ứng hay viêm nhiễm đường tiểu, đường tiết niệu, viêm âm đạo, thậm chí khiến sau này bé bị vô sinh.
- Nhiễm trùng đường tiểu và viêm âm đạo ở trẻ bị dính âm hộ có thể bị tái phát nhiều lần.
Ngoài ra, nếu môi bé không được tách ra, âm đạo bị che kín, khi trưởng thành, những người bị dị tật này không thể quan hệ tình dục được.
3. Cách điều trị khi trẻ bị dính âm hộ (dính môi bé)
Lưu ý:
Đa số dính âm hộ thường không gây phiền toái gì và mặc dù không cần điều trị thì chỗ dính vẫn có thể tự tách ra khi trẻ lớn do lúc đó nồng độ hormone oestrogen trong máu trẻ tăng lên.
Nếu dính âm hộ gây kích ứng khó chịu và viêm nhiễm tái phát nhiều lần thì cần tách dính.
Không được tự tách dính môi bé của trẻ bằng cách kéo hai môi bé của trẻ ra. Nếu tự kéo tách hai môi bé ra sẽ làm cho trẻ đau và có thể gây chảy máu tại nơi dính và khi vết dính liền thì vẫn có thể gây dính lại.
Tránh sử dụng những sản phẩm gây kích ứng da cho bé như các loại dầu gội, sữa tắm có hóa chất… Mẹ có thể tắm cho trẻ bằng nước thảo dược thiên nhiên để tắm sạch, phòng chữa hăm tã và rôm sảy, tránh để trẻ bị hăm đỏ, viêm nhiễm, đặc biệt là ở vùng kín của trẻ, cần được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên và đúng cách.
Tìm hiểu thêm về nước tắm bé Amibebe
Cách điều trị:
- Sử dụng kem có oestrogen có thể hữu ích (cần có chỉ định của bác sĩ). Cần thoa kem lên chỗ dính cho đến khi hai môi bé tách rời nhau (thường có hiệu quả sau 1 tuần), tiếp theo cần thoa kem trong vài tuần để tránh dính tái phát. Ngay cả khi điều trị có hiệu quả hai môi bé đã tách ra nhưng vẫn có những trường hợp bị tái dính.
- Nếu chỗ dính chắc và điều trị không hiệu quả với biện pháp bôi kem có oestrogen và dính môi bé gây biến chứng thì trẻ cần được phẫu thuật tách dính (có thể cần gây mê) như vậy hai môi bé của trẻ được tách ra mà không gây đau cho trẻ.
- Nếu dính môi bé ở trẻ không gây biến chứng thì không cần điều trị. Tuy nhiên bạn vẫn nên đưa bé đi khám chuyên khoa để đảm bảo chắc chắn
Xem thêm bài viết liên quan: Bệnh khí hư ở trẻ em gái
Thế Giới Mẹ Và Bé - Nơi bạn gửi trọn niềm tin!
http://sausinh.com.vn/
Hotline: 090-666-5483/ 0909-97-91-94
Bệnh khí hư ở trẻ em gái |