Trẻ nằm lồng ấp dễ bị khiếm thính
“Những đứa trẻ bị khiếm thính thì nguy cơ bị câm điếc là rất cao. Bản chất của việc hình thành tiếng nói là sự lặp lại những gì trẻ đã được nghe. Do đó, nếu trẻ không nghe được thì dù thanh quản bình thường, trẻ vẫn không thể nói được.
Trẻ bị khiếm thính cần được phát hiện sớm, can thiệp và hỗ trợ điều trị kịp thời thì mới có nhiều cơ hội nghe, nói và phát triển bình thường.”
Trẻ nằm lồng ấp dễ bị khiếm thính
Trong một nghiên cứu trên chuột lang sơ sinh và chuột lang trưởng thành (guinea pig), nhóm nghiên cứu nhận thấy ốc tai của chuột lang con bị hư hại nhiều hơn so với chuột lang lớn nếu cho chúng tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Từ đó người ta đã có những khuyến cáo với lồng ấp trẻ sơ sinh.
Hầu hết tiếng ồn của lồng ấp trẻ sơ sinh nằm trong khỏang 57 đến 82 dB (bao gồm tiếng ồn động cơ và tiếng ồn quạt có tần số thấp hơn 500Hz và có tiếng ồn lớn nhất tại 125 Hz) dưới mức gây hại cho tai đối với người lớn. Tuy nhiên các trẻ nằm trong lồng ấp hầu hết là trẻ sanh nhẹ ký, thiếu tháng và kèm theo các bệnh khác vì vậy dễ bị ảnh hưởng thính giác kết hợp vừa do tiếng ồn của lồng ấp (trẻ tiếp xúc cả ngày với tiếng ồn lồng ấp trong nhiều tuần lễ) vừa do phải dùng các thuốc gây ngộ độc tai tại khoa săn sóc đặc biệt. Tỷ lệ trẻ khiếm thính trong nhóm này cao gấp 10 lần so với nhóm trẻ sơ sinh nói chung. Tức là cứ 100 em trong nhóm này có khỏang từ 1 đến 2 em bị điếc nặng và sâu trong khi ờ nhóm sơ sinh bình thường tỷ lệ này là 0,1 đến 0,2%.
Cần phải hiểu rằng những đứa trẻ bị khiếm thính thì nguy cơ bị câm điếc là rất cao.
Chức năng của tai là dùng để nghe, chức năng của thanh quản là dùng để phát âm, hai bộ phận này có mối liên quan mật thiết, được điều khiển bởi não. Bản chất của việc hình thành tiếng nói là sự lặp lại những gì trẻ đã được nghe. Do đó, nếu trẻ không nghe được thì dù thanh quản bình thường, trẻ vẫn không thể nói được.
Việc không giao tiếp được, ngôn ngữ và trí tuệ không phát triển sẽ dễ dẫn đến những thay đổi bất thường trong thần kinh tâm lý của trẻ. Trẻ khiếm thính thường dễ bị cô lập và chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
Con người có giai đoạn phát triển ngôn ngữ nhất định, trong vòng 2 - 3 năm đầu đời là giai đoạn trẻ học ngôn ngữ rất nhanh. Trẻ bị khiếm thính nếu được phát hiện, can thiệp, hỗ trợ điều trị kịp thời ngay trong giai đoạn này thì mới có nhiều cơ hội nghe, nói và phát triển bình thường. Khi phát hiện sớm, trẻ sẽ được hỗ trợ đeo máy nghe, máy trợ thính hoặc ốc tai điện tử để có thể học nghe, học nói sớm và phát triển như những trẻ em bình thường.
Ngoài lý do nằm lồng ấp ra, những trường hợp sau cũng thuộc nhóm trẻ có nguy cơ khiếm thính:
- Trẻ sinh non hoặc sinh già tháng
- Những trẻ chậm nói, nói ngọng, ít nhạy hoặc không có phản ứng với những âm thanh lớn xung quanh
- Trẻ mắc các dị tật bẩm sinh
- Trẻ có mẹ có tiền căn sẩy thai, mẹ nhiễm Rubella, ngộ độc thuốc khi mang thai.
Có những dị tật dù thời gian điều trị trễ vẫn có hiệu quả, nhưng riêng khiếm thính phải được phát hiện và hỗ trợ điều trị sớm mới có hy vọng trẻ nghe được. Do vậy cần phải tầm soát khiếm thính cho tất cả trẻ sơ sinh, đặc biệt là nhóm trẻ có nguy cơ bị khiếm thính cao.
Thế Giới Mẹ Và Bé - Nơi bạn gửi trọn niềm tin!
http://sausinh.com.vn/
Hotline: 090-666-5483/ 0909-97-91-94