Lồng ruột ở trẻ em.
Lồng ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất các bé trai. Khoảng 80-90% số bệnh nhân là trẻ dưới 1 tuổi.
Gần 90% trường hợp lồng ruột ở trẻ dưới 1 tuổi không xác định được nguyên nhân; đây là thời kỳ bé chuyển từ bú sữa sang ăn dặm, nên ruột dễ co bóp bất thường. Trong một số ít trường hợp, hiện tượng này xảy ra do các u bướu, polype trong lòng ruột. Ngoài ra, sau một đợt nhiễm virus, trẻ cũng có thể bị lồng ruột do rối loạn co bóp ruột. Trong những đợt có dịch cúm, số ca lồng ruột ở trẻ tăng lên rất cao.
Nên nghĩ đến bệnh lồng ruột và đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ đột nhiên đau bụng, quấy khóc từng cơn, bỏ bú, có thể kèm theo nôn nhiều lần. Ở giai đoạn muộn hơn, bé có triệu chứng đi tiêu phân lẫn máu đỏ tươi hoặc sẫm. Đối với những cháu đang bị sốt, ho hay nhiễm virus, việc trẻ đột ngột quấy khóc từng cơn là một dấu hiệu nghi ngờ lồng ruột. Những trẻ từng bị lồng ruột thường có nhiều nguy cơ tái phát. Vì vậy, nếu có các triệu chứng kể trên, cần đưa đến bác sĩ cơ sở y tế ngay.
Bạn nên làm gì khi trẻ bị lồng ruột:
- Nếu bé có 1 vài cơn co thắt, những lúc đó cháu la hét và co chân lên bụng vì đau,mặc dù cháu có vẻ rất bình thường trong khoảng thời gian giữa các cơn đau, hãy đi bác sĩ khám ngay.
- Kiểm tra xem phân của cháu của bé có máu và chất nhơn hay không.
- Giữa các cơn đau, cặp nhiệt kế cho bé xem bé có sốt không.
Tại bệnh viện, các bác sĩ nhanh chóng xác định bệnh qua khám và siêu âm. Nếu đúng là lồng ruột, trẻ sẽ được tháo lồng bằng hơi. Bệnh nhi được gây mê tại phòng mổ. Các bác sĩ đặt một ống thông nhỏ vào lòng trực tràng. Dưới hướng dẫn của máy soi X-quang tại chỗ, họ bơm hơi dần vào ruột già với một áp lực vừa phải cho đến khi khối lồng được tháo ra hoàn toàn.
Trong trường hợp nhập viện quá muộn, lồng ruột do u bướu hoặc tái phát nhiều lần, đoạn ruột lồng có thể bị hoại tử và các bác sĩ phải phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột.
Thế Giới Mẹ Và Bé - Nơi bạn gửi trọn niềm tin!
http://sausinh.com.vn
Hotline: 090-666-5483/ 0909-97-91-94
Bài viết liên quan
Khi trẻ bị sổ mũi |
Bệnh kiết lỵ ở trẻ em, nguyên nhân và cách điều trị. |